ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

             Ngay từ đầu năm học 2013 -2014, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản 1247\SGĐ&ĐT-GĐTrH về việc hướng dẫn đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn theo tinh thần đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Theo nghiên cứu bài học (NCBH) này các nhà trường, dặc biệt là THCS bước đầu dã có những chuyển biến tích cực trong từng giờ học
             Nhằm nâng cao năg lực tổ chức đổi mới SHCM ngày 4 – 6/12/2013 Sở GD&ĐT đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng năng lực tổ chúc đổi mới SHCM theo nghiên cứu bài học cho các cấp THCS và THPT. Qua lớp tập huấn này, nhà giáo Phạm Thị Khánh Hường, phó hiệu trưởng trường THCS Lê Qúy Đôn, tổ trưởng tổ cốt cán môn toán THCS cấp tỉnh, cho biết: “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thật  sự có hiệu quả, chất lượng học tập của HS được cải thiện,bởi HS đã trở thành trung tâm của hoạt động học tập. Giáo viên đóng vai trò là “Huấn luyện viên” trong giờ học, quan tâm hỗ trợ HS tìm hiểu kiến thức.Cách thức nhận xét giờ dạy của giáo viên giúp không khí buổi sinh hoạt không căng thẳng,nặng nề;các giáo viên có sự cản thông, chia sẻ khó khăn, sẵn sàng giúp  đỡ nhau”.
Có thể nhận thấy: đổi mới SHCM theo NCBH đã làm thay đổi mối quan hệ tương tác giữa giáo viên-học sinh, giữa HS-HS, giữa GV-GV. Các GV đánh giá cao sự tham gia tích cực hiệu quả vào bài học cửa HS. HS được làm việc nhiều, có những hoạt động HS đươc làm thay GV. Qua sự chia sẻ ý kiến, HS tự kết luận được ý kiến của mình đúng hay sai. HS được tranh luận sôi nổi,thoải mái. Giờ dạy thực sự đổi mới phương pháp. điều quan trọng là đổi mới SHCM theo NCBH đã tích cực hóa hoạt động học tập của những HS còn khó khăn trong nhận thức, những HS chưa tập trung vào bài học, HS là DT thiểu số, HS vùng cao.
              Phòng GD-ĐT thang phố Lào Cai, trong đó tiêu biểu là các trường THCS Lê Quý Đôn, Ngô Văn Sở, Tả Phời, Hợp Thành; Các trường THPT: Số 1 TP Lào Cai, Số 2 TP Lào Cai, số 1 Bảo Yên;
-Đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội than gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng HS, đặc biệt nhưng HS khó khăn về nhận thức.
-Tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuạt dạy học thông qua viêc dự giờ, trao đổi,thảo luận chia sẻ sau khi dự giờ.
*Nâng cao chất lượng dạy và học nhà trường. Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo nhà trường với GV,  GV-GV, GV-HS, HS-HS. Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
Bên cạnh đó, các nhà trường cần phải thực hiện đảm bảo các bước của quy trình kĩ thuật đổi mới SHCM theo NCBH, gồm:
Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ
Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học.
Hơn nữa, trong quá trình tổ chức, thực hiện SHCM theo NCBH các nhà trường cần đảm bảo năm nguyên tắc:
Một là Tin tưởng: Toàn thể CBGV nhà trường thực sự tin tưởng có mong muốn và tự giác tham gia; luôn hiểu rõ và bám sát mục đích, yêu cầu SHCM tai trường.
Hai là thực hành, trải nghiệm: Dạy -dự-phân tích bài học nhiều.
Ba là tuân thủ: người tham gia phải tuân thủ nghiêm túc kỹ thuật quan sát, suy ngẫm và chia sẻ theo ''Nghiên cứu bài học”.
Bốn là thoải mái: Người tham gia cần thoải mái và thực sự mở lòng sẵn sàng học hỏi trong khi trao đổi, chia sẻ trong SHCM mới.
Năm là Thay đổi dần: Kiên trì và bình tĩnh không quá kì vọng vào sự thay đổi nhanh chóng về mọi mặt trong SHCM mới.
Với tinh thần chủ động sáng tạo, quyết tâm đổi mới của đội ngũ cán bộ quản lí giáo viên các nhà trường, chúng ta tin tưởng đổi mới SHCM theo hướng NCBH sẽ có hiệu quả góp phần quan trọng trong  việc nâng cao chất lượng giáo dục.
                                                         

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *