NGƯỜI CÁN BỘ KHUYẾN HỌC TẬN TỤY VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÙNG CAO

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê chiêm trũng Gia Lương – Hà Bắc nên thầy Phạm Huy Cảm rất hiểu sự nhọc nhằn của người dân phải sống và làm việc ở những nơi nghèo nàn, lạc hậu. Thầy bước chân vào ngành giáo dục từ năm 1967 và công hiến cho sự nghiệp Giáo dục tỉnh Lào Cai ngay từ những ngày đầu của nghề dạy học. Năm 1971, theo tiếng gọi của Tổ quốc, thầy lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam. Năm năm trong quân ngũ thầy luôn hoàn thành xuất sắc trọng  trách của người lính  và vinh dự được công nhận là chiến sĩ thi đua. Năm 1976, hoàn thành nhiệm vụ của Anh bồ đội Cụ Hồ trở về, Thầy lại lao vào cống hiến  nhiệt huyết của mình cho sự nghiệp trồng người.
Năm 1986, mặc dù đã trải qua 19 năm chiến đấu và công tác, nhưng khi có quyết định điều động vào nhận nhiệm vụ tại xã Tả Phời, tầy vẫn hăm hở lên đường với lòng nhiệt huyết  còn nguyên vọng trong tim. Cho đến tận bây giờ (năm 2013) Tả Phời vẫn là vùng khó không những của thành phố mà còn là một trong những vùng khó khăn của toàn tỉnh Lào Cai. Thì quả thật từ những năm tám mươi ấy, cái sự khó còn đến mức độ nào. Nếu ai chưa từng một lần đến Tả Phời hoặc bây giờ mới đặt chân đến cho dù chỉ dừng chân ở trung tâm thị xã thôi cũng có thể mường tượng được một phần nào sự vất vả để mưu sinh cuộc sống của con người nơi đây. Mặc dù xã mới được công nhận thoát khỏi vung 135, nhưng cái nghèo vẫn còn đeo đẳng đời sống của nhiều người dân. Thế mới biết nỗi gian truân  từ những ngày đầu thẩy Cảm lên nhận công tác tại xã thì sẽ có nhiều người không thể tưởng tượng nổi. Đã có lần thầy tâm sự:
Lần đầu tiên lên Láo Lí, được ông Chảo Vần Củi chiêu đãi một bữa cá rô phi không mổ ruột, thật thú vị. Lúc đó làm gì có trường lớp riêng, tôi nghỉ ở nhà dân, dạy học cũng nhờ nhà dân. Ba tháng sau tôi cùng dân dựng được trường bằng tre lợp tranh. Ngày khánh thành trường, UBND thị xã Cam Đường đã tổ chức đúng theo phong tục người Xa Phó. Tôi chém cột xin thề thành người con của bản, đưa cái chữ của Bác Hồ về bản. Năm 2001, xã Tả Phời  chính thức xóa được thôn trắng về giáo dục. Khi điểm trường Phìn Hồ hoàn thành, già làng phát biểu: Từ ngàn đời nay, bây giờ chúng tôi mới được đón cái chữ của Bác Hồ. Dựng  được trường, mở được lớp ở các điểm thôn bản, xã Tả Phời đã huy động được biết bao công sức, trí tuệ của đảng ủy, chính quyền các cấp, của nhân dân và của các thầy giáo, cô giáo. Từ đó đến nay sự nghiệp giáo dục xã Tả Phời đã thay đổi rất nhiều, 99% nhà gỗ đã được thay bằng nhà xây cấp 3, cấp 4….. Nhìn lại hơn 20 năm công tác ở Tả Phời, tôi thấy sự nghiệp giáo dục thay đổi rất nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất được tăng cường, nhân dân thật ngỡ ngàng khi đứng trước những ngôi trường khang trang mới khánh thành… Nhiều người hỏi tôi tại sao, vì lí do gì  mà thầy cống hiến gần như cả cuộc đời  cho giáo dục Tả Phời? – Vì tôi đã có lời thề trước đồng bào Xa Phó nói riêng và đồng bào các dân tộc Tả Phời nói chung: Tôi sẽ trở thành người con của bản để đưa cái chữ của Bác Hồ đến từng nhà, từng người dân. Vì bao nhiêu năm cùng ăn, cùng ở với đồng bào, chia sẻ khó khăn với đồng bào, đồng bào đã giúp tôi trưởng thành, giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ, Ngành giáo dục đã luôn động viên tôi và gia đình vượt qua khó khăn. Tôi tâm nguyện phải cống hiến cả đời mình, động viên con cháu mình( con trai, con gái, con dâu thầy đều là giáo viên) danh nghĩa tình cho giáo dục Tả Phời. Mặc dù sắp được nghỉ hưu nhưng chúng tôi vẫn thấy mình chưa làm được gì nhiều cho bà con….
Những lời bộc bạch chân tình tự tận đáy lòng của người thầy khiến moiij người đều cảm động.
Thấm thoát đã 22 năm có lẻ, ngày lại ngày thầy Phạm Huy Cảm vẫn cần mẫn với công việc đem cái chữ đến cho dân bản trong cương vị của người Bí thư chi bộ – Hiệu trưởng trường Tiểu học. Thầy đã trở thành máu thịt của vùng đất nơi đây, bởi với từng mảnh đất, từng lối mòn dẫn đến với từng thôn bản đã hằn sâu dấu chân của thầy. Ngay cả với những luống cỏ nơi sân trường cũng toát lên sự chăm chút, quán xuyến của một con người mẫn cán, hết lòng vì các thế hệ học trò, hết lòng vì sự phát triển của một vùng rừng núi gian nan.
Tháng 9 năm 2009, thầy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và được nhà nước cho về nghỉ chế độ hưu trí. Song, với tấm lòng nhiệt huyết và sức khỏe của bản thân, thầy không cho phép mình nghỉ ngơi. Được sự tin tưởng của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, của nhân dân các dân tộc xã Tả Phời, thầy lại lao vào với những trọng trách mà không phải bất cứ một người cán bộ về hưu nào cũng muốn đảm nhận, đó là: Chủ tịch Hội Khuyến học, phó giám đốc trung tâm học tập cộng đồng xã, bí thư chi bộ thôn Phân Lân, thành viên tổ công tác vùng cao tăng cường cho 8 thôn khó khăn cuae Tả Phời.
Ngày lại ngày, không kể nắng mưa, gần như bất kể lúc nào đến Tả Phời người ta đều bắt gặp hình ảnh người thầy giáo già đang phăm phăm đi trên những nẻo đường mòn dẫn đến các thôn bản vùng cao của xã để vận động người dân thay đổi thủ tục lạc hậu, thay đổi cách làm ăn vươn lên thoát nghèo. Thầy vẫn luôn trăn trở với sự nghiệp giáo dục vùng khó khăn bằng việc tận tụy với các giải pháp huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, duy trì tỉ lệ học sinh chuyên cần, nâng cao chất lượng các lớp xóa mù chữ cho người lớn và huy động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học lên bằng cách kết hợp học các lớp bổ túc văn hóa với học nghề. Tất cả những công việc đó, thầy làm với tất cả tấm lòng mình, góp phần rất lớn vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã với niềm mong ước đời sống nhân dân các dân tộc của xã ngày cang ấm no, hạnh phúc.
Với sự cống hiến không mệt mỏi của mình, năm 2011 thầy đã vinh dẹ được về Thủ đô Hà Nội tham gia hội nghị biểu dương Những tấm gương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và được thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *